Sơn Inchem là gì?

Sơn Inchem là dòng sơn cao cấp được đánh giá cao về chất lượng cũng như công nghệ khi ứng dụng trong không gian nội thất đặc biệt là tủ bếp, vừa mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ vừa bảo đảm an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

 

Sơn Inchem là gì?

Trên thị trường hiện nay, Sơn chia là 3 dòng cơ bản:

Thứ nhất là dòng sơn PU (gốc Polymer): Có Sơn PU, NC, Veci

Thứ hai là dòng sơn gốc nước: Loại này dễ dùng nhưng tuổi thọ không cao, có thể quét trực tiếp lên gỗ.

Thứ ba là dòng sơn gốc dầu: Loại này phổ biến và chia ra làm các dòng như sơn bệt (1 nước hoặc 2 nước giống nhau), 2K là 2 thành phần, có kết hợp chát tăng cứng, chất tăng bóng.

Trong 3 loại kia thì có các hãng thường không tên tuổi và các hãng lớn như Nippon, Inchem...

Có thể hiểu dòng sơn inchem là sơn cao cấp thuộc dòng sơn gỗ của một hãng nổi tiếng tại Mỹ với thương hiệu Sherwin Williams. Với nhiều năm kinh nghiệm và đã thi công cho rất nhiều công trình lớn như Nhà Trắng, tượng Nữ Thần Tự Do,....

Tại Việt Nam, dòng sơn Inchem được các đơn vị nội thất cao cấp sử dụng cho các sản phẩm như sofa gỗ, tủ bếp, giường ngủ,... bởi những ưu điểm vượt trội về màu sắc, độ bền chất lượng cũng như khả năng hạn chế tối ưu những ảnh hưởng tác động từ bên ngoài.

 

Đặc điểm của sơn Inchem

Dòng sơn Inchem được đánh giá là dòng sơn cao cấp chuyên sử dụng cho các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.

Đây là dòng sơn nguyên liệu có những tính năng vượt trội về màu sắc cũng như độ cứng khi được sử dụng trên các bề mặt gỗ.

Với ưu điểm vượt trội khi sử dụng cho nội thất gỗ chống ngả vàng giúp sản phẩm bền với thời gian, đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu về thời gian thi công nên vô cùng phù hợp cho những công trình sản xuất theo quy mô công nghiệp.

Ưu điển sơn Inchem: Nhược điểm sơn Inchem Quy trình sơn Inchem cho tủ bếp

Quy trình sơn được tiến hành qua 5 bước:

  • Xử lý bề mặt gỗ: Bề mặt gỗ cần được xử lý càng nhẵn càng tốt nhờ giấy ráp, thiết bị chà bề mặt,..
  • Lau bả bột màu: Pha hỗn hợp bột bả với tỷ lệ 1 kg bột bả màu với 0.3-0.4kg dung môi. Sau đó dùng vải sạch không phai màu nhúng vào bột bả, rồi lau lên đều lên toàn bộ sản phẩm và đợi khoảng 15 - 30 phút cho bề mặt khô rồi tiến hành tiếp.
  • Sơn lót: Pha sơn với tỷ lệ sơn lót (2kg) cùng với chất cứng (1kg) và dung môi (1kg). Bạn hãy quấy thật kỹ sơn lót trước khi pha. Hỗn hợp sau khi pha vào với nhau được quấy thật kỹ để chúng hòa với nhau. Sử dụng máy phun sơn, phun đều tay 2 – 3 passed lên bề mặt gỗ. Đợi khoảng 1 – 2 giờ, sơn khô dùng giấy nhám chà bề mặt rồi tiếp tục phun sơn lót lần hai và thực hiện lại bước chà nhám.
  • Tạo màu (Stain màu): Đây là bước tạo màu cho sản phẩm nội thất. Sử dụng màu pha với dung môi PU sau đó phun đều tay lên bề mặt sản phẩm 2 - 3 passed theo mẫu thiết kế.
  • Sơn bóng: Đây là bước cuối cùng, cần pha hỗn hợp sơn gồm sơn bóng (2kg), chất cứng (1kg) và dung môi (1kg). Hòa trộn thật kỹ hỗn hợp rồi phun đều tay 2 – 3 passed lên bề mặt sản phẩm. Để khô khoảng 24 giờ là có thể đóng gói. Sau 30 phút thì ráo mặt, sau 24h thì đóng gói (Nếu nhiệt độ thời tiết giảm, độ ẩm tăng thì sẽ ảnh hưởng đến độ bóng, thời gian đóng gói sẽ dài hơn).
  • Hướng dẫn đặt hàng tại Tủ bếp Hải Đăng

    Quý Khách Hàng vui lòng lựa chọn một trong những cách thức sau đây để được tư vấn:

    Bài viết khác